Nhiều người muốn được quyền nuôi cả hai con khi ly hôn. Vậy pháp luật quy định vấn đề này như thế nào? Có cách nào để dành được quyền nuôi cả hai con khi ly hôn? Luật sư sẽ tư vấn cho bạn.
1. Nguyên tắc pháp luật
1.1. Ưu tiên sự thỏa thuận của vợ chồng, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của con
Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục… đối với:
- Con chưa thành niên;
- Con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi mình.
Tòa án khuyến khích sự thỏa thuận của vợ chồng về việc ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn.
Thẩm phán giải quyết vụ án sẽ giải thích cho các bên: Người không trực tiếp nuôi dưỡng con:
- Vẫn phải có trách nhiệm với con;
- Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu bên còn lại có yêu cầu);
- Được quyền thăm nom con mà không bị bất cứ ai cản trở.
Nếu sự thỏa thuận của cha mẹ:
- Phù hợp nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên;
- Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con;
- Không trái quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận đó.
Kể cả sau khi ly hôn, nếu vợ chồng có sự thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, sau khi xem xét kỹ lưỡng các vấn đề pháp lý liên quan, Tòa án cũng tôn trọng sự thỏa thuận này.
1.2. Dành quyền nuôi con trong trường hợp vợ chồng không đạt được thỏa thuận
Các nguyên tắc để Tòa án xem xét ai được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn:
– Đảm bảo tốt nhất quyền lợi của con, xem xét ở nhiều khía cạnh:
+ Điều kiện sống, nơi ở, nơi học tập;
+ Điều kiện kinh tế, công việc của bố mẹ;
+ Sự hỗ trợ của ông bà/người thân;
+ Thời gian chăm sóc con của bố mẹ, tư cách đạo đức, cách giáo dục con,…
– Đối với con dưới 36 tháng tuổi, về nguyên tắc, giao cho mẹ nuôi dưỡng. Lúc này, việc chăm sóc của người mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển của con (trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác);
– Tòa án phải hỏi ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên về nguyện vọng được ở với ai sau khi cha mẹ ly hôn.
– Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu điều kiện của cha mẹ tương đương hoặc không có nhiều sự chênh lệch, trường hợp có hai con, thông thường Tòa án sẽ giao cho mỗi người nuôi một con.
2. Dành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn
Như đã phân tích ở trên, việc dành quyền nuôi cả hai con là khá khó khăn nhưng trong một số trường hợp, vẫn có thể thực hiện được, cụ thể là:
Thứ nhất: Bạn phải chứng minh mình là hoàn toàn có điều kiện vượt trội để chăm lo cho con có cuộc sống tốt nhất.
Các điều kiện này bao gồm:
- Thu nhập, công việc, thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con, có chỗ ở ổn định, nếu có sự hỗ trợ của người thân, gia đình thì càng tốt, nơi học tập của con thuận tiện;
- Điều kiện về tinh thần, tình cảm, quan tâm, hiểu con, có trình độ học vấn, ứng xử, đạo đức, giúp con phát triển toàn diện.
Thứ hai: Bạn phải thu thập các tài liệu, chứng cứ chứng minh nếu con sống với chồng bạn, sẽ không thể phát triển tốt.
Ví dụ: Chồng có hành vi đánh đập, bạo lực về thể xác, tinh thần con, chồng ngoại tình, có con riêng trong khi thu nhập, thời gian dành cho con không đảm bảo, chồng có các hành vi như cờ bạc, nhậu nhẹt, nghiện ngập, trộm cắp, chồng đang phải chấp hành hình phạt tù, công việc chồng thường phải di chuyển, không cố định,…
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về việc dành quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu bạn đang tìm Luật sư chuyên sâu hôn nhân và gia đình, hãy gọi cho chúng tôi.
LIÊN HỆ DỊCH VỤ LY HÔN TẠI ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 1034/H1 Nguyễn Ái Quốc, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.